• Địa chỉ: xóm Lũng Súng - xã Yên Lạc - huyện Nguyên Bình - tỉnh Cao Bằng
  • Số điện thoại: 0266 288 345
  • Địa chỉ thư điện tử chính thức: ubndxayenlac@caobang.gov.vn

Danh sách các đồng chí lãnh đạo: TT Đảng ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ xã    

STT

Họ và tên

Chức vụ

Số điện thoại

1

Bàn Hữu Nga

Bí thư Đảng ủy

01643050911

2

Triệu Tòn Chuổng

Phó Bí thư Đảng ủy

Chủ tịch HĐND xã

0977 397 112

3

Hoàng Chàn Chìu

Phó chủ tịch HĐND

01248 025 333

4

Hoàng Chàn Sơn

Chủ tịch UBND

0949 913 981

5

Hoàng Chàn Mình

Phó chủ tịch UBND

01277 989 686

6

Triệu Tạ Lường

Chủ tịch Ủy ban MTTQ

0987 592 567

II. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN

1. Vị trí địa lý

Yên Lạc là xã vùng ba, nằm ở phía tây bắc được tách ra từ xã Xuân Trường, huyện Bảo Lạc năm 1968, cách trung tâm huyện Nguyên Bình 43 km.  Phía Bắc giáp xã Yên Sơn( huyện Thông Nông). Phía Đông giáp xã Triệu Nguyên. Phía Nam giáp xã Ca Thành, Phía Tây giáp xã Đình Phùng ( huyện Bảo Lạc).

Xã có 5 xóm hành chính: Lũng Súng, Chỉ Đòi, Tàn Pà, Tà Cáp, Lũng Ót.

  2. Địa hình.

Suối Lũng Súng: Bắt nguồn từ Lũng Lếch đổ xuống chân núi ngang tại xóm Lũng Súng với chiều dài 3,2 km. Suối rộng chừng 1,5m, sâu 0,2m. Tốc độ và lưu lượng dòng chảy chỉ đủ cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp vào mùa mưa. Về mùa khô suối không có nước.

Suối Tàn Pà: Bắt nguồn từ Tàn Pà và đổ ra xóm bản Pắt, xã Đình Phùng, huyện Bảo Lạc với chiều dài 2 km. Suối rộng chừng 3m, sâu 0,4m. Tốc độ và lưu lượng dòng chảy chỉ có vào mùa mưa, mùa khô rất ít nước, đủ cung cấp cho sản xuất nông nghiệp.

3. Khí hậu

Xã Yên Lạc nằm ở độ cao 1.533m so với mặt nước biển, khí hậu tương đối mát. Nhiệt độ trung bình năm là 20,20C, cao nhất 350C,  thấp nhất -60C. Nắng nóng từ tháng 6 đến tháng 8. Rét từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Độ ẩm trung bình năm: 82%, cao nhất 85%, thấp nhất 62%. Lượng mưa trung bình năm: 1.736,9mm.

Từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau thường có sương mù. Sương muối xảy ra liên tục vào mùa đông. Năm 1982,1998,2002, 2015 có tuyết rơi.

4. Các nguồn tài nguyên

Rừng trong xã chiếm khoảng 11,59% tổng diện tích. Có các loại cây: nghiến, thông đỏ, thông trắng, trúc sào.

Đất đai: đất feralit mùn màu vàng phủ trên đá macma a xít. Đất feralit mùn đỏ trên đá macma trung tính. Đất xám bạc màu trên phù sa cổ.

Tổng diện tích tự nhiên toàn xã 3355,59 ha. Trong đó: đất sản xuất nông nghiệp: 3088,73 ha; đất phi nông nghiệp 26,16 ha; đất chưa sử dụng 240,7 ha

5. Dân số

Trên địa bàn xã có 05 xóm hành chính, có 02 dân tộc cùng sinh sống với nhau. Tổng số 211 hộ, 1.104 nhân khẩu. Trong đó dân tộc dao 210 hộ chiếm  99,50 %, dân tộc Mông 01 hộ chiếm 0,50 %.

6. Kinh tế

* Nông nghiệp

Chủ yếu là trồng lúa, ngô, chăn nuôi và pháp triển cây trúc, cây dong riềng.

Chăn nuôi theo hộ gia đình. Hiện nay, số lượng trâu là 220 con; số lượng bò là 425 con ; lợn 425 con ;  gia cầm có khoảng 8.235 con.

Hệ thống mương nội đồng tại các xóm có chiều dài khoảng 2km.

Thế mạnh của xã là có thể phát triển mạnh cây trúc và phát triển chăn nuôi trâu, bò.

7. Văn hóa - Xã hội

7.1. Giáo dục

Hiện nay trên địa bàn xã có 3 trường học. Trong đó Trung học cơ sở có 04 lớp 91 học sinh, Trường Tiểu học có 10 lớp với 103 học sinh. Trường Mầm non với tổng số là 70 trẻ. Tỷ lệ trẻ trong độ tuổi đến trường đạt 95%. Hoàn thành phổ cập phổ cập  giáo dục Tiểu học năm 2008 và phổ cập giáo dục Mầm non cho trẻ 5 tuổi  năm 2015.

7.2. Y tế

Năm 2009 Trạm y tế xã được xây dựng, diện tích sử dụng đủ cho khám và điều trị. Hiện nay cơ bản đã có đủ trang thiết bị của một trạm y tế xã để khám, chữa bệnh như: phòng đẻ, giường bệnh, hệ thống điện chiếu sáng, nước sinh hoạt và nhà vệ sinh tự hoại

Hàng năm phụ nữ có thai và trẻ em trong độ tuổi được tiêm chủng hàng thàng, thực hiện đầy đủ các chương trình y tế quốc gia, chương trình tiêm chủng mở rộng.

Cán bộ biên chế của trạm gồm 4 người:  1 bác sĩ, 2 Y sĩ và 01 Nữ hộ sinh.  

7.3. Văn hóa, văn nghệ, thể thao

- Là địa bàn có 1 dân tộc sinh sống, có nền văn hóa mang đạm đà bản sắc dân tộc với các làn điệu hát như hát lượn của dân tộc,hát giao duyên,...Hàng năm thường xuyên tổ chức Hội xuân vào tháng Giêng âm lịch.

- Phong trào văn nghệ, thể thao: tích cực tham gia các hoạt động hóa, văn nghệ, thể dục thể thao trong các ngày lễ lớn của đất nước, địa phương tổ chức, hoạt động sôi nổi nhằm phát huy truyền thống của dân tộc, nâng cao các hoạt động  thể dục, thể thao, văn hóa văn nghệ ngày càng phát triển.

 

III. THÔNG TIN VỀ DỰ ÁN, HẠNG MỤC ĐẦU TƯ

* Dự án đang triển khai: Trụ sở làm việc UBND xã Yên Lạc, huyện Nguyên bình.

Mục tiêu chính: đầu tư xây dựng trụ sở UBND xã góp phần cải thiện hình ảnh bên ngoài của một cơ quan hành chính cấp xã, góp phần tạo mỹ quan trung cho xã, tạo sự thuận lợi cho nhân dân trong liên hệ công tác với cơ quan chính quyền. Tạo cơ sở vật chất hoàn chỉnh và khang trang, tạo điều kiện ổn định nơi làm việc và nâng cao hiệu quả công tác nhờ sự sắp xếp phòng làm việc khoa học, thuận lợi, hợp lý góp phần đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính trong địa bàn nói riêng, huyện Nguyên Bình nói chung.

Loại và cấp công trình: công trình dân dụng; cấp III, cấp IV.

Kinh phí dự án: 10.000.000.000 đồng. từ nguồn vốn ngân sách địa phương.

Thời gian thực hiện: 2017 – 2019.

* Dự án đang chuẩn bị triển khai: Đường GTNT Tàn Pà – Lũng Ót, xã Yên Lạc, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng.

Mục tiêu chính: đầu tư đồng bộ kết cấu hạ tầng hệ thống giao thông đáp ứng nhu cầu đi lại cũng như vận chuyển sản phẩm, hàng hóa khác phục vụ cuộc sống, sản xuất của nhân dân, đồng thời cũng phục vụ cho công tác xây dựng các hệ thống kết cấu hạ tầng khác, đời sống nhân dân trong vùng được cải thiện, hoàn thiện các mục tiêu, tiêu chí mới trong Chương trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 – 2020.

Loại và cấp công trình: công trình hạ tầng kỹ thuật; cấp IV.

Kinh phí dự án: 3.229.753.000 đồng. từ nguồn vốn ngân sách Trung ương thực hiện chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới và nhân dân đóng góp.

Thời gian thực hiện: trong năm 2018.

IV. LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG

1. Thời kỳ trước cách mạng tháng 8 năm 1945

Đời sống nhân dân địa phương thời Pháp thuộc vô cùng nghèo khổ, đói và mù chữ chiếm trên 90%, bị bóc lột dưới nhiều hình thức khác nhau. Sau khi giành được chính quyền về tay nhân dân năm 1945, Đảng và chính quyền công – nông đã lãnh đạo nhân dân xây dựng cuộc sống mới.

2. Thời kỳ 1945 – 1954

Hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân địa phương đã có nhiều đóng góp trong phong trào “Tuần lễ vàng”, “Hũ gạo tiết kiệm”..

Khi pháp trở lại Cao Bằng tháng 10 năm 1947, nhân dân trong xã được tổ chức thành tiểu đội đánh đuổi và tiêu diệt quân pháp tại đồn Cao Lù, cùng với các xã khác tham gia kháng chiến. Sau Cao Bằng hoàn toàn giải phóng, nhân dân tham gia đóng góp thuế nông nghiệp, mua công trái ủng hộ kháng chiến.

3. Thời kỳ 1954 – 1975

Địa phương xây dựng được một hợp tác xã nông nghiệp bậc thấp nhưng chỉ tồn tại trong một năm. Các tổ chức được thành lập: Mặt trận Tổ Quốc, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Đoàn Thanh niên. Vai trò của từng tổ chức đối với các phong trào phát triển kinh tế, bảo vệ Tổ quốc rất tốt nhưng do trình độ dân trí còn hạn hẹp nên tốt độ phát triển chậm.

4. Thời kỳ 1976 đến nay

Địa phương chuyên canh chủ yếu ngô, lúa, nuôi trâu, bò. Năm 1999 đến nay Nhà nước đầu tư thông qua nhiều Chương trình như Chương trình 135, 102 (xóa đói, giảm nghèo), vốn đầu tư cho nông nghiệp, vốn hỗ trợ… đã góp phần quan trọng để xây dựng cơ sở vật chất như điện (3/5 xóm đã có điện lưới Quốc gia), đường, trường học đã được đầu tư, Trạm y tế đạt chuẩn, xây dựng hệ thống kênh mương tại các xóm, hệ thống nước sinh hoạt. Trong nông nghiệp hỗ trợ giống mới có năng suất cao… Các lĩnh vực khác như văn hóa, giáo dục, y tế đầu tư phát triển, trình độ dân trí nâng lên. Công tác khám chữa bệnh phục vụ nhân dân tốt hơn, giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng, nâng cao sức khỏe cộng đồng. Vì vậy đời sống kinh tế, văn hóa – xã hội của xã có nhiều đổi mới tích cực.

Bộ máy chính quyền, tổ chức Đảng và các tổ chức đoàn thể ngày càng được củng cố và nâng cao, hoạt động ngày càng hiệu quả, đáp ứng được nguyện vọng của người dân.

TIN MỚI
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Đăng nhập