­

  • ỦY BAN NHÂN DÂN THỊ TRẤN NGUYÊN BÌNH
  • Địa chỉ: Tổ dân phố 4- thị trấn Nguyên Bình- huyện Nguyên Bình - tỉnh Cao Bằng
  • Số điện thoại 026.3872.135,
  • Gmail: ttnguyenbinh@gmail.com
  • Danh sách các đồng chí lãnh đạo: TT.Đảng ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ    

STT

Họ và tên

Chức vụ

Số điện thoại

1. 

Diêu Văn An

Bí thư Đảng ủy

Chủ tịch HĐND

0977.063.729

2. 

Hoàng Thị Minh Nguyệt

Phó Bí thư Đảng ủy

0989.892.962

3. 

Bùi Minh Cầu

Phó chủ tịch HĐND

0169.9184.330

4. 

Mã Văn Thái

Chủ tịch UBND

0978.137.785

5. 

Triệu Lãnh Hải

Phó chủ tịch UBND

0985.253.891

6. 

Hà Hữu Phong

Chủ tịch UBMTTQ

0168.646.5038

 

I. ĐIỀU KIỆN ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN

1. Vị trí địa lý

Thị trấn Nguyên Bình là trung tâm chính trị, kinh tế và văn hoá của huyện Nguyên Bình, với tổng diện tích là: 1.915,22ha. Thị trấn nằm trên quốc lộ 34 cách thị xã Cao Bằng 46 km. Trên địa bàn có sông Nguyên Bình chảy qua, có nguồn nước tự nhiên tương đối dồi dào là điều kiện tốt cho phát triển kinh tế nhất là nông nghiệp và lâm nghiệp.

- Phía Đông Bắc giáp xã Thái Học, Bình lãng( huyện Thông Nông)

- Phía Đông giáp xã Minh Thanh, phía đông nam giáp xã Tam Kim

- Phía Nam giáp xã Quang Thành.

- Phía Tây giáp xã Thể Dục.

  2. Địa hình.

Thị trấn Nguyên Bình là thị trấn của một huyện vùng núi cao nên có địa hình khá phức tạp. Trung tâm thị trấn là một vùng đất bằng nhỏ hẹp nằm xen giữa các dãy đồi núi cao và gần sông Nguyên Bình. Đây cũng là vùng sản xuất cây hàng năm chính của thị trấn. Đất đồi núi của thị trấn gồm có núi đất và núi đá có độ cao trung bình từ 400m - 800m so với mặt nước biển.

3. Khí hậu

Có những đặc điểm chung của khí hậu nhiệt đới gió mùa, phân thành hai mùa rõ rệt. Mùa đông lạnh, ít mưa kéo dài từ tháng 10 năm trước đến tháng 4 năm sau, nhiệt độ trung bình từ 16.50c - 170c, có sương mù và sương muối. Mùa hè nắng nóng từ tháng 5 đến tháng 9, nhiệt độ trung bình từ 240c - 24.50 c. Lượng mưa trung bình: 1.736,9 mm/năm.

4. Dân số

Đến tháng 8 năm 2015, thị trấn có 8 dân tộc, 938 hộ với 3164 người. Trong đó dân tộc Tày: 1.817 người; Nùng: 379 người; Mông: 45 người; Dao: 483 người; Cao Lan: 3 người; Hoa: 21 người; Kinh: 341 người; Ngái: 75 người

Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên trung bình 0,45%/năm.

5. Văn hóa - Xã hội

5.1. Giáo dục

Hiện nay trên địa bàn có 4 trường học thuộc thị trấn, 02 trường thuộc huyện, tỉnh; có 02 trường đạt trường chuẩn quốc gia mức độ 1. Tỷ lệ trẻ trong độ tuổi đến trường đạt 100%. Hoàn thành phổ cập phổ cập  giáo dục Tiểu học năm 1996 và phổ cập giáo dục Mầm non cho trẻ 5 tuổi  năm 2012.

Năm 2002, thành lập Hội khuyến học, năm 2003 đã thành lập Trung tâm học tập cộng đồng.

5.2. Y tế

Năm 2002 Trạm y tế thị trấn được xây dựng, diện tích sử dụng đủ cho khám và điều trị. Hiện nay đã có đủ trang thiết bị của một trạm y tế xã để khám, chữa bệnh như: phòng đẻ, 5 giường bệnh, hệ thống điện chiếu sáng, nước sinh hoạt và nhà vệ sinh tự hoại

Hàng năm phụ nữ có thai và trẻ em trong độ tuổi được tiêm chủng đầy đủ theo quy định, tổ chức tiêm chủng hàng thàng, thực hiện đầy đủ các chương trình y tế quốc gia, chương trình tiêm chủng mở rộng.

Cán bộ biên chế của trạm gồm 5 người:  4 Y sĩ và 01 Nữ hộ sinh trong đó có 1 Y sĩ y học cổ truyền.  

5.3. Văn hóa, văn nghệ, thể thao.

- Văn hóa ẩm thực: Món phở là món ăn sáng ngon, bổ dưỡng và là món phổ biến; Bánh trưng, bánh dầy; Rượu ngô men lá cất cách thủy.

- Là địa bàn có 8 dân tộc sinh sống, có nền văn hóa đa dân tộc với các làn điệu hát then; dân ca Tày - Nùng; hát lượn của dân tộc Mông - Dao; hát giao duyên, hát ru...Hàng năm tổ chức Hội xuân vào ngày 15 tháng Giêng âm lịch

- Phong trào văn nghệ, thể thao: Hoạt động văn nghệ phong phú, sôi nổi; thành lập một đội văn nghệ tại xóm Khuổi Bó hoạt động thường xuyên, tổ chức các chương trình văn nghệ của Đoàn thanh niên; Hội phụ nữ; Hội CCB; Hội Người cao tuổi; các nhà trường nhân các ngày lễ, ngày kỷ niệm truyền thống.

- Thể dục, thể thao: Phong trào đi bộ, thi đấu cầu lông, bóng bàn, bóng đá, bóng chuyền, thu hút đông đảo các thành phần tham gia.

III. Đáng giá tiềm năng

Là Thị trấn vùng cao, trung tâm chính trị - Kinh tế văn hóa của huyện, có quốc lộ 34 chạy qua, là cửa ngõ của hai huyện miền tây Bảo Lạc và Bảo Lâm. Có thiên nhiên trong lành và nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc vùng cao. Huyện có khu di tích lịch sử Rừng Trần Hưng Đạo, khu du lịch sinh thái Phia Đén - Phia Oắc là vận hội cho thị trấn phát triển.

1. Thuận lợi

Thị trấn có hệ thống chính trị được kiện toàn trong sạch vững mạnh, có lực lượng lao động dồi dào, trình đọ dân trí được nâng lên. Các dân tộc trên địa bàn có truyền thống đoàn kết, cần cù lao động, luôn tin tưởng vào Đảng, chế độ chính sách, pháp luật của nhà nước. Cơ sở hạ tầng và cơ cấu kinh tế đã từng bước được xây dựng, chuyển đổi từ 1 thị trấn nông nghiệp phát triển thành đô thị.

Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển sản xuất như trồng các loại cây đặc sản thành hàng hóa như Mía vàng, Thanh Long, lúa ngô, trúc sào. Phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm; phát triển các ngành nghề dịch vụ như cơ khí nhỏ, chế biến nông, lâm sản, dịch vụ nhà hàng, khách sạn và các loại hình dịch vụ khác phục vụ cho nhu cầu công cuộc đổi mới của huyện. An ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững, môi trường sinh thái đang từng bước được bảo vệ, hình thành một thị trấn Xanh - Sạch - Đẹp.

2. Khó Khăn

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm, nhất là dịch vụ Tiểu thủ công nghiệp, chưa tương xứng với yêu cầu, các thế mạnh về Nông - Lâm nghiệp chưa được khai thác. Hạ tầng đô thị chưa được quy hoạch và xây dựng đồng bộ.

 Điều kiện tự nhiên tác động đến phát triển chung như đất nông nghiệp ít, hầu hết tưới tiêu dựa vào thiên nhiên, canh tác manh mún, các loại cây có giá trị kinh tế chưa được đưa vào sản xuất thành hàng hóa.

Lực lượng lao động hầu hết là phổ thông chưa được đào tạo thành lực lượng có trình độ và tay nghề.

Môi trường sinh thái đã và đang chịu tác động của quy mô tăng dân số.

Một số vấn đề nổi cộm như tệ nạn xã hội, hủ tục còn nhiều diễn biến phức tạp./.

 

 

TIN MỚI
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Đăng nhập