Xã Triệu Nguyên

I. Thông tin chung:

Địa chỉ Trụ sở UBND xã Triệu Nguyên: Xóm Pác Tháy, xã Triệu Nguyên, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng;

* Danh sách các đồng chí lãnh đạo xã

STT

Họ và Tên

Chức vụ 

Số điện thoại

1

Hà Thị Hoàn

BT Đảng ủy xã

01286868689

2

Lục Mùi Pu

PBT Đảng ủy xã

01234910288

3

Triệu Mùi Liu

PCT HĐND xã

01234347241

4

Phùng Tòn Khe

CT  UBND xã

01248493676

5

Lục Sành Nần

PCT  UBND xã

01239606999

6

Hoàng Văn Hùng

CT UBMTTQ xã

0966579978

 

II. Giới thiệu tổng quan về điều kiện tự nhiên, của xã

1. Vị trí địa lý

Xã Triệu Nguyên nằm ở phía bắc huyện Nguyên bình có vị trí địa lý như sau:

Phía Đông giáp xã Bình Lãng huyện Thông Nông;

Phía Tây giáp xã Ca Thành;

Phía Nam giáp các xã Vũ Nông,Thể Dục huyện Nguyên Bình;

Phía Bắc giáp xã Yên Lạc huyện Nguyên Bình và các xã Yên Sơn, Thanh Long huyện Thông Nông

Xã cách trung tâm huyện Nguyên Bình 15 km, hệ thống giao thông có trục đường liên xã Thể Dục, xã Vũ Nông và xã Thanh Long ( huyện Thông Nông ) tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại và phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

2. Diện tích tự nhiên

Tổng diện tích đất tự nhiên: 3.393,07 ha. Trong đó:

- Diện tích đất sản xuất nông nghiệp:  4152,47 ha

- Diện tích đất lâm nghiệp: 2.782,9 ha

Trong đó đất rừng:2.782,9 ha

- Diện tích đất chưa sử dụng:167,14 ha

- Diện tích mặt nước, ao hồ: 2,04 ha

- Diện tích đất thổ cư trong đó đất phi nông nghiệp:8,81ha

3. Về đặc điểm địa hình, khí hậu

Triệu Nguyên là xã vùng núi có địa hình phức tạp, độ cao trung bình 800m. Xã có địa hình phức tạp, núi non hiểm trở và chia cắt, có độ dốc lớn và nhiều thung lũng, nguồn nước tự nhiên rất khan hiếm nhất là về mùa  khô trên địa bàn xã chỉ có 02 con suối nhỏ ở xóm Pác Tháy và xóm Thin Pản. Hướng dốc của đồi núi là hướng đông sang tây và chủ yếu là đồi núi đá.

Khí hậu trên địa bàn xã Triệu Nguyên thời tiết có 2 mùa rõ ràng, mùa nóng ngắn hơn mùa lạnh. Mùa nóng bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 8 trong năm. Mùa lạnh bắt đầu từ tháng 9 năm trước đến tháng 4 năm sau, sương mù dày đặc thường xuyên ngày cũng như đêm trong những tháng mùa lạnh. nhiệt độ trung bình là 20.20C

Mùa đông lạnh và khô hanh, có gió mùa đông bắc, nhiệt độ bình quân từ 120C đến 170C. Mùa hè nóng nhiệt độ bình quân từ 260C đến 350C.

Lượng mưa trung bình 224,2mm; độ ẩm không khí trung bình hàng năm từ 80 - 85%.

4. Về dân số

Tæng d©n sè cña c¶ x· cã 1.296 nh©n khÈu.

Thµnh phÇn D©n téc:

Hiện nay trên địa bàn xã Triệu Nguyên có 03 Dân tộc cùng sinh sống gồm dân tộc Dao, Nùng, Mông.

Dân tộc Dao có 1.130 nhân khẩu chiếm 87 %

Dân tộc Nùng có 114 nhân khẩu chiếm 8,7 %

Dân tộc Mông có 51 nhân khẩu chiếm 3,9 %.

Các dân tộc trên địa bàn sống hòa thuận, đoàn kết và hỗ trợ lẫn nhau trong cuộc sống.

Lao động trên địa bàn dồi dào, tuy nhiên chủ yếu là lao động phổ thông chưa qua đào tạo. Lao động nông nghiệp chiếm tỷ trọng chính (chiếm 91,86%).

5. Văn hóa - Xã hội:

5.1. Giáo dục; Toàn xã có 03 trường học: Trường THCS, Trường Tiểu học và trường Mầm non có tổng số 361 học sinh và 42 cán bộ giáo viên.

5.2. Y tế; Xã  100% dân số đã được Nhà nước hỗ trợ BHYT và có 5 cán bộ y tế trong đó có 1 bác sỹ, 2 Y sỹ, 1 điều dưỡng và 1 nữ hộ sinh. Trạm y tế  được xây năm 2003  là nhà bán kiên cố, diện tích xây dựng 80 m2, mặt bằng sử dụng 120 m2,  chưa có vườn thuốc nam; cơ sở vật chất còn nghèo và lạc hậu chưa đáp ứng cho công tác khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho người dân.

5.3. Văn hóa, văn nghệ, thể thao;

- Ngày 20/01 (âm lịch) hằng năm là ngày Lễ hội ở xã Triệu Nguyên, huyện Nguyên Bình. Nhân dân địa phương và du khách thập phương nô nức về tham dự và vui hội với những nét văn hoá độc đáo, của dân tộc H,mông, Dao, Nùng.

Trang phục của 3 dân tộc vẫn giữ được bản sắc dân tộc với những sắc mầu sặc sỡ của đồng bào H,mông và Dao.

- Văn ghệ về hát giao duyên của dân tộc Dao thường được hát trong đám cưới, ngày hội, dịp lễ tết, ngày chợ phiên theo hình thức hát đối đáp giữa nam và nữ.

Hiện nay vẫn còn một số nhạc cụ trống, khèn, kèn của dân tộc H,mông , Dao được sử dụng vào những ngày có đám ma, đám cưới, ngày lễ tết...

- Thể thao trong dân tộc H,mông, Dao, Nùng còn lưu giữ được môn bắn nỏ, đẩy gậy, kéo co... hiện nay vẫn còn có

III. Đánh giá tiềm năng của xã

1. Thuận lợi:

Xã Triệu Nguyên là xã vùng III đặc biệt khó khăn, tuy nhiên xã cũng có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế xã hội:

Xã Triệu Nguyên có tài nguyên đất đai, khí hậu phù hợp với phát triển các cây lâm nghiệp, cây trúc... Trong đó cây trúc sào có tiềm năng phát triển là cây trồng hàng hóa chủ lực của địa phương có giá trị kinh tế cao.

Xã các trung tâm huyện 15 km về phía bắc, đây là điêu kiện thuận lợi cho xã trong việc giao lưu thông thương, trao đổi kinh nghiệm, tiếp thu những thành tựu của khoa học công nghệ, tiếp cận với nhiều nền văn hóa tiên tiến khác nhằm thúc đẩy kinh tế.

Có điều kiện phát triển chăn nuôi như: trâu, bò, dê, gà, lợn đen...

Khoáng sản quặng sắt, quặng nhôm bô xít, trên địa bàn trữ lượng khá nhiều đây cũng là nguồn tiềm năng lớn cho việc phát triển khai thác sau này.

2. Khó khăn:

Bên cạnh những tiềm năng trong phát triển kinh tế, văn hóa – xã hội. Người dân trên địa bàn xã còn rất nhiều khó khăn:

- Lao động trên địa bàn chủ yếu là lao động phổ thông chưa qua đào tạo do đó gặp rất nhiều khó khăn trong việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.

- Đường liên xã phần lớn chưa được giải nhựa nên vẫn còn gặp khó khăn nhất định trong việc đi lại.

- Diện tích đất nông nghiệp khá dồi dào, nhưng không chủ động được nguồn nước tưới tiêu, phần lớn phụ thuộc vào điều kiện thiên nhiên.

- Diện tích đất lâm nghiệp chiếm đa số tuy nhiên chủ yếu là rừng tái sinh, rừng nghèo. Tiềm năng và giá trị khai thác thấp.

- Hệ thống các công trình phục vụ sản xuất (công trình tưới thủy lợi, giao thông nội đồng, đường giao thông nông thôn phần lớn chưa được bê  tông hoá ) và phúc lợi công cộng (Trường học, Trạm xá, nhà văn hóa) chưa đầu tư hoàn thiện.

TIN MỚI
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Đăng nhập