Thị trấn Tĩnh Túc

         ỦY BAN NHÂN DÂN THỊ TRẤN TĨNH TÚC

          1. Địa chỉ:  Tổ dân phố 1, thị trấn Tĩnh Túc, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng.

          2. Số điện thoại: 0263871175.

          3. Địa chỉ Gmail: ubndtttinhtuc@caobang.gov.vn

          4. Danh sách các đồng chí lãnh đạo

 

Stt

Họ Và Tên

Chức Vụ

Số điện thoại

1

Bế Thanh Đạt

Bí thư Đảng ủy 

0984.565.886

2

Nguyễn Thị Sáu

P. Bí thư Đảng ủy- Chủ tịch HĐND

0949.261.767

3

Hoàng Hữu Chiến

P. Chủ tịch HĐND

0979100555

4

Triệu Thị Kim Dung

Chủ tịch UBND

01652265286

5

Bế Thanh Thủy

P. Chủ tịch UBND

0987093224

6

Lý Thị Thanh Huyền

Chủ tịch UBMTTQ

0988178639

 

         II. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN

         1.Vị trí địa lý                                                   

          - Phía Bắc giáp xã Vũ Nông

          - Phía Đông giáp xã Thể Dục

          - Phía Nam giáp xã Quang Thành

          - Phía Tây giáp xã Phan Thanh

          Thị trấn Tĩnh Túc các trung tâm huyện Nguyên Bình 18 km về phía  Tây, nằm trên trục Quốc lộ 34 đi từ thị xã Cao Bằng vào các huyện Bảo Lạc, Bảo Lâm. Từ năm 2001 trở về trước, con đường này là đường cấp phối. Từ năm 2002 trở lại đay, đường đã cải tạo nâng cấp thành đường nhựa và được gọi là Quốc lộ 34.

          2. Diện tích tự nhiên

         Tổng diện tích tự nhiên: 2.259,18 ha. Trong đó: đất sản xuất nông nghiệp chiếm 175,78 ha; đất lâm nghiệp chiếm 1.936,22 ha; đất nuôi trồng thủy sản có 2.96 ha; đất phi nông nghiệp 81,23 ha; đất chưa sử dụng 62,99 ha.

          3. Đặc điểm địa hình, khí hậu

          3.1. Đặc điểm địa hình

          Thị trấn Tĩnh Túc là một thung lũng nhỏ, hai bên là vùng núi đá và núi đất, đỉnh núi cao nhất là đỉnh Phja Oắc có độ cao 1.932m.

          Xen giữa dãy núi đồi là các con suối nhỏ tạo thành nguồn nước phục vụ cho sản xuất và đời sống sinh hoạt của người dân trong thị trấn.

         3.2. Đặc điểm khí hậu

          Thị trấn Tĩnh Túc bốn mùa có sương mù bao phủ. Đặc biệt là vào mùa đông và mùa xuân, thường có mưa nhiều hơn so với các vùng khác. Mùa đông và mùa xuân thường có mưa phùn suốt ngày và đêm. Vào mùa hè và mùa thu khí hậu mát mẻ. Nhiệt độ trung bình là 20oC, thấp nhất 4oC. Vào mùa khô, hạn hán và rét đậm kéo dài, do đó gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sinh hoạt và lao động sản xuất của công nhân và nhân dân thị trấn; cái lạnh của mùa đông khiến cho động, thực vật không phát triển được.

          4. Dân số

          Cho tới đàu năm 2020, thị trấn Tĩnh Túc có 4 tổ dân phố và 2 xóm với tổng số hộ dân  là 818 hộ và 2694 nhân khẩu, bao gồm 12 dân tộc cùng sinh sống, chủ yếu là dân tộc Tày và kinh.

          Những năm đầu thập niên 1990, mỏ gặp nhiều khó khăn trầm trọng. Do chuyển đổi cơ chế và biến động giá cả thị trường, một số hộ gia đình chuyển về quê, một số chuyển đi nơi khác làm ăn sinh sống. Số lượng dân cư giảm đi nhiều, chỉ còn trên 4.000 người.

              Cuối năm 1990 và sang đầu những năm 2000, nền kinh tế của mỏ có phần ổn định, các hộ gia đình cũng dần dần thay đổi.

            Theo số liệu thống kê đầu năm 2004, toàn thị trấn Tĩnh Túc có 918 hộ gia đình với 3.318 nhân khẩu. Trong đó nữ có 1.521 người, nam có 1.797 người. Lao động trong độ tuổi có 1.535 người. Tổng số hộ nghèo năm 2004 có 96/918 hộ, chiếm 10,46%.

          Cho tới thời điểm năm 2015, thị trấn Tĩnh Túc có 11 tổ dân phố và 03 xóm với tổng  số hộ dân là 849 hộ và 2726 nhân khẩu, bao gồm 07 dân tộc cùng sinh sống.

          Thị trấn Tĩnh Túc có 07 dân tộc, chủ yếu là dân tộc tày và kinh. Người dao sống rải rác ở các xóm trực thuộc thị trấn. Các dân tộc ở địa phương sống hòa thuận, đoàn kết, giúp đỡ nhau trong cuộc sống, đặc biệt là những lúc khó khăn, hoạn nạn.

          5. Văn hóa – Xã hội

          5.1. Giáo dục

          Sau Cách mạng tháng Tám 1945, thị trấn Tĩnh Túc đã tổ chức phong trào học tập. Từ khi mỏ thiếc Tĩnh Túc hoàn toàn được giải phóng vào tháng 8 – 1949 thì phong trào bình dân học vụ càng được phổ  biến.

          Năm 1963, mỏ đã xây dựng trường học hai tầng và huy động 2.500 người theo học. Tổng số giáo viên khi đó là 83 người dạy học từ lớp 1 đến lớp 10.

           Hiện nay, thị trấn Tĩnh Túc có tất cả 3 trường học: 01 trường mầm non; 01 trường tiểu học và 01 trường THPT. Ngoài ra, còn có 03 phân trường ở 03 xóm lẻ trực thuộc thị trấn nhưng cách thị trấn tương đối xa.

           Thị trấn đã được công nhận là phổ cập giáo dục trung học cơ sở và phổ cập giáo dục mầm non.

           Hiện nay, thị trấn có trên 70 người có trình độ đại học, công tác ở nhiều lĩnh vực, ban, ngành khác nhau.

          5.2. Y tế

          Đầu năm 1954, mỏ thiếc Tĩnh Túc đã có bệnh viện. Năm 1956, bệnh viện có đầy đủ y, bác sỹ để chăm sóc sức khỏe cho công nhân.

          Những năm gần đây bệnh viện đã được trang bị nhiều trang thiết bị hiện đại như: máy siêu âm, máy Xquang, xét nghiệm sinh hóa, huyết học; máy điện não, máy chiếu vàng da sơ sinh... nhưng nhiều loại máy móc, trang thiết bị vẫn phải nằm chờ thời gian vì bệnh viện chưa có nhà kỹ thuật và các khoa phòng đã xuống cấp không đảm bảo yêu cầu để đưa vào sử dụng.

          5.3. Văn hóa, văn nghệ, thể thao

          Phong tục tập quán, tín ngưỡng.

          Thị trấn Tĩnh Túc hiện có 3 tín đồ tô giáo là  đồng bào dân tộc Dao theo đạo tin lành, sinh hoạt theo điểm nhóm tại xã Vũ Nông, huyện Nguyên Bình.

          Thờ cúng tổ tiên vào các ngày lễ, tết và các ngày mùng 1, ngày 15 (rằm) âm lịch hàng tháng. Đây là cách thể hiện lòng tôn kính đối với những người đã khuất, đồng thời những người còn sống cũng tâm niệm và cầu mong những người đã khuất sẽ phù hộ độ trì cho mọi người trong gia đình.

          Thị trấn Tĩnh Túc hiện có 06 tín đồ tôn giáo là đồng bào dân tộc Dao theo đạo Tin lành, hoạt động xen kẽ với các tín đồ tôn giáo ở địa phương khác.

          Trong năm thường tổ chức lễ hội vào các dịp Tết Nguyên đán; rằm tháng 07 Âm lịch; kỷ niệm ngày Quốc khánh 2/9; Tết dương lịch…

          Tiệc cưới, tiệc mừng nhà mới được tổ chức bằng cách làm cơm mời anh em, họ hàng, làng xóm và những người thân đến dự. Các mâm cỗ có các món ăn được chế biến cầu kỳ.

           Đám cưới

           Thường được tổ chức trong hai ngày cho cả hai gia đình. Họ nhà gái tổ chức vào ngày hôm trước, còn họ nhà trai tổ chức vào ngày hôm sau. Lễ rước dâu và đưa dâu được tổ chức cùng ngày cưới bên họ nhà trai. Lễ rước dâu được tổ chức một cách trang trọng. Chú rể mặc comple thắt caravát, cô dâu trong trang phục áo cưới cùng đoàn đưa đón của cả hai họ. Trong đó có ông, bà đưa (bên họ nhà gái), ông, bà đón (bên họ nhà trai) còn gọi là ông bà quan lang hai họ; có phù dâu, phù rể và một số thanh niên nam nữ là bạn của cô dâu, chú rể.

           Đám tang

           Các tổ dân phố đều có tổ hội hiếu giúp việc trong những ngày gia đình có người chết. Người chết để trong nhà không quá ba ngày, đối với những người chết do mắc các bệnh lây  nhiễm thì không được để trong nhà quá 24 tiếng đồng hồ. Do có sự quản lý, thống nhất cụ thể của lãnh đạo và các hộ gia đình trong khu phố nên việc ma chay được tổ chức chu đáo, thể hiện tính cộng đồng cao trong việc chia sẻ, giúp đỡ, động viên nhau trong những lúc khó khăn.

          Di tích lịch sử

         Thị trấn có các điểm dic tích  đã được UBND tỉnh công nhận và xếp hạng cụ thể : Nơi Bác Hồ về thăm và nói chuyện với cán bộ, công nhân viên chức và nhân dân Mỏ Thiếc; đền Ông Búa - nơi thành lập chi bộ Dảngđầu tiên của Thị trấn, hai điểm dừng chaanthuoocj công viên địa chất toàn cầu non nước Cao Bằng.

          Văn nghệ, thể thao

          Hàng năm tổ chức các hoạt động văn nghệ chào mừng các ngày Lễ lớn trong năm. Các hoạt động diễn ra sôi nổi với sự tham gia của các ban, ngành, đơn vị, trường học... trên địa bàn. Đồng thời tham gia các phong trào thể thao do huyện, tỉnh phát động và đạt nhiều giải thưởng.

          III. ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG CỦA THỊ TRẤN

          1. Thuận lợi

          Tĩnh Túc là một thị trấn công nghiệp có các đơn vị hành chính, các doanh nghiệp, hợp tác xã đóng trên địa bàn, đã một phần giải quyết được công ăn việc làm cho bà con các dân tộc trong thị trấn. Có đường quốc lộ 34 đi qua nên giao thông đi lại thuận tiện. Với điều kiện khí hậu mát mẻ nên rất phù hợp để phát triển các loại cây trồng và đặc biệt là cây dong riềng.

           Trong quá trình thực nhiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, thị trấn Tĩnh Túc luôn nhận được sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, HĐND, UBND và các Phòng, ban chuyên môn của huyện Nguyên Bình, sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Đảng, chính quyền địa phương, sự kết hợp của các ban, ngành, đoàn thể chính trị - xã hội.

           Nguồn nhân lực có năng lực và nhiệt tình trong công tác. Là địa bàn có trình độ dân trí cao, điều kiện đời sống kinh tế của cán bộ, công nhân viên nhà nhân dân tương đối ổn định.

          2. Khó khăn

          Là một thị trấn công nghiệp, công nhân lao động và những người làm ăn buôn bán từ  nhiều nơi đến làm việc, cư trú tại địa bàn nên dẫn đến các tệ nạn xã hội vẫn còn xảy ra và do thiếu diện tích đất sản xuất nông nghiệp nên lương thực, thực phẩm hàng ngày đều được buôn từ địa phương khác về bán lại cho bà con với mức giá khá cao.

            Do trình độ dân trí không đồng đều, đặc biệt là ở 03 xóm nông nghiệp và một số hộ gia đình dân tộc Dao ở các tổ dân phố có trình độ học vấn thấp nên khi triển khai một số công tác tới xóm, tổ dân phố gặp nhiều khó khăn và sự bất đồng ngôn ngữ. Do vậy đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến việc phát triển nền kinh tế, văn hóa, xã hội của thị trấn.

           

TIN MỚI
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Đăng nhập