Đoàn công tác Văn phòng Quốc gia KOICA Việt Nam và các chuyên gia Hàn Quốc về khảo sát chuyên sâu theo khung thiết kế Dự án tại tỉnh Cao Bằng và Bắc Kạn (lần thủ 3) tại huyện

Sáng 01/06, đoàn công tác Văn phòng Quốc gia KOICA Việt Nam và các chuyên gia Hàn Quốc về khảo sát chuyên sâu theo khung thiết kế Dự án tại tỉnh Cao Bằng đến khảo sát để phát triển chuỗi giá trị miễn dong tại các HTX Dong giềng trên địa bàn xã Thành Công. Đoàn cùng đi có chuyên gia Ông Lee Eun Sang (Li Un Sang) Công ty Orion; Ông Shin (Sin) IRRI-Ông Jung Yoodong (Zing Zu-đông) Chuyên gia Cơ sở hạ tầng. Các phiên dịch (Nguyễn Thủy Dương, Nguyễn Giao Linh) Đoàn các cơ quan, ban ngành tỉnh, Ban Điều phối dự án CSSP tỉnh Cao Bằng, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Khoa học và Công nghệ Sở Công thương.Về phía huyện có đại diện lãnh đạo UBND huyện, UBND xã, phòng nông nghiệp và các HTX trên địa bàn xã.

anh tin bai
anh tin bai

Căn cứ kế hoạch số 1257KH-UBND ngày 25 tháng 5 năm 2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng về Kế hoạch Đón tiếp và làm việc với đoàn công tác Văn phòng Quốc gia KOICA Việt Nam và các chuyên gia Hàn Quốc về khảo sát chuyên sâu theo khung thiết kế Dự án tại tỉnh Cao Bằng và Bác Kạn (lần thứ 3). Ủy ban nhân dân huyện Nguyên Bình xây dựng Kế hoạch đón tiếp và làm việc với đoàn công tác Hàn Quốc về khảo sát chuyên sâu theo khung thiết kế dự án tại Huyện.

Toàn huyện có 6 xã, thị trấn trồng Dong giềng, trong đó có 03 xã vừa trồng và sản xuất (thị trấn Tĩnh Túc. xã Thành Công, Phan Thanh). Về sản xuất chế biến, đa số các hộ sản xuất theo phương thức thủ công, một số ít các tổ hợp tác xã, nhóm hộ sử dụng chung máy rửa và máy nghiền bột. Hiện chưa có nhà máy hay xưởng sản xuất có quy mô phục vụ chuỗi, chỉ có 02 HTX thực hiện sản xuất theo dây chuyền máy móc là HTX Trung Hiểu HTX Tân Việt Á trong đó HTX Tân Việt Á đã được quỹ APIF (chủ dự án CSSP tỉnh Cao Bằng), hỗ trợ 01 hệ thống dàn phơi mái che tự động phục vụ trong quá trình chế biến. Qua khảo sát đoàn đã trao đổi với các HTX về kỹ thuật trồng và chăm sóc Dong giềng; Kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh: quy trình chế biến và quản lý chất lượng, quy chuẩn quản lý chất lượng sản phẩm, vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm chưa được kiểm soát, nhãn mác không rõ ràng dễ bị sao chép, và thiếu thông tin sản phẩm. Chưa có hỗ trợ về thiết kế bao bì nhãn mác, truy xuất nguồn gốc sản phẩm hay quy định sử dụng về thương hiệu sản phẩm chung của các hộ sản xuất, nhất là với các hộ nghèo không có vốn đầu tư ban đầu để áp dụng đúng quy trình kỹ thuật trồng trọt. Từng bước thay đổi phương thức canh tác truyền thống sang sản xuất hữu cơ theo hình thức áp dụng các mô hình canh tác điển hình.

anh tin bai

Qua trao đổi các HTX Đề xuất, kiến nghị với đoàn hỗ trợ các cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển chuỗi như. Sân phơi, hệ thống sấy giúp cho khâu phơi không ảnh hưởng bởi thời tiết, tăng năng suất đồng thời vẫn đảm bảo chất lượng của sản phẩm Quy hoạch các vùng trồng hữu cơ, hỗ trợ trong các quy trình sản xuất, kiểm định chất lượng nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm nâng cao giá trị của sản phẩm miến dong, bảo đảm vệ sinh, môi trường./.

 

 

Dương Lành

Trung tâm VH&TT huyện Nguyên Bình

 

Tin tức
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Đăng nhập