MỘT SỐ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CÓ HIỆU QUẢ CÔNG TÁC DÂN TỘC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NGUYÊN BÌNH

 


 

Nguyên Bình là một huyện miền núi nằm ở phía tây của tỉnh Cao Bằng, cách trung tâm thành phố 40 km,  có 17 đơn vị hành chính,  gồm 2 thị trấn và 15 xã. Với diện tích tự nhiên là 841.012 km2, dân số trên 41.000 người, gồm 09 dân tộc cùng sinh sống. Nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân, những năm qua, các cấp chính quyền huyện Nguyên Bình đã chú trọng triển khai thực hiện có hiệu quả các chính sách dân tộc, góp phần nâng cao đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số, giảm tỷ lệ hộ nghèo hằng năm.

Nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác dân tộc đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, ngay từ đầu năm, các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương trong huyện luôn quan tâm, chỉ đạo, các phòng ban nắm, theo dõi tình hình vùng đồng bào dân tộc. Thường xuyên lãnh, chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn làm tốt công tác tuyên truyền, vận động đồng bào các dân tộc thiểu số trong huyện thực hiện các nội dung trong chương trình mục tiêu quốc gia; chương trình sản xuất hàng hóa nông - lâm nghiệp; các mục tiêu nhiệm vụ hàng năm; triển khai, học tập quán triệt các văn bản mới của Trung ương, của tỉnh, huyện đến xã, xóm để đồng bào các dân tộc nhận thức rõ và tổ chức thực hiện. Nhờ vậy, tình hình an ninh, chính trị an toàn xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện cơ bản được ổn định, giữ vững; nhân dân các dân tộc luôn tin tưởng vào đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

anh tin bai

Ngân hàng chính sách xã hội  huyện tuyên truyền người dân  tiếp cận chính sách tín dụng ưu đãi 

Trong việc triển khai Chương trình Mục tiêu quốc gia về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, Ủy ban nhân dân huyện đã ban hành các văn bản triển khai thực hiện có hiệu quả các nội dung của Chương trình giai đoạn 2021 - 2025. Trong đó, năm 2023 với số vốn đầu tư là 82.792 triệu đồng, tập trung đầu tư xây dựng 37 công trình, gồm đầu tư nâng cấp, sửa chữa xây mới đường giao thông, cầu dân sinh, mương thủy lợi, nước sinh hoạt tập trung, bố trí sắp xếp ổn định dân cư, đầu tư xây dựng công trình theo địa bàn các xã đặc biệt khó khăn; vốn sự nghiệp là 95.125 triệu đồng được phân bổ, giao cho các xã, thị trấn, các phòng ban liên quan để triển khai thực hiện với 9/10 dự án thành phần của Chương trình.

Việc thực hiện Quyết định số 12/2018/QĐ-TTg, ngày 06/3/2018 của Thủ tướng Chính phủ về tiêu chí lựa chọn, công nhận người có uy tín và chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện luôn được các cấp ủy, chính quyền quan tâm. Hiện nay, tổng số người có uy tín trên địa bàn huyện là 119 người/119 xóm, tổ dân phố. Duy trì thực hiện thường xuyên các chế độ chính sách, cung cấp thông tin thời sự thường kỳ cho người có uy tín; việc tổ chức tập huấn cho người có uy tín luôn được duy trì để từ đó người có uy tín nắm bắt được đường lối chỉ đạo của địa phương; hoạt động thăm hỏi người có uy tín ốm đau, gia đình gặp khó khăn, hoạn nạn; tổ chức biểu dương khen thưởng cho người có uy tín đạt thành tích xuất sắc trong trong lao động sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội… đã tác động tích cực, thu hút sự tham gia của những người có uy tín đối với các hoạt động ở địa phương.

Bên cạnh đó, huyện tập trung đẩy mạnh chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật mới về sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp gắn với xây dựng phương án vay vốn tín dụng ưu đãi để sản xuất, chăn nuôi cho hộ nghèo, hộ cận nghèo. Trong năm, phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội  huyện, thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, hiệu quả hoàn thành tương đối tốt các chỉ tiêu kế hoạch và nhiệm vụ được chi nhánh tỉnh giao tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân tiếp cận chính sách tín dụng ưu đãi của Chính phủ ngay tại địa bàn sinh sống, hoạt động của các điểm giao dịch các xã đi vào nề nếp và có hiệu quả, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, nâng cao đời sống nhân dân trên địa bàn huyện. Hiện nay, tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo giảm đáng kể, đến nay, huyện còn 4.696 hộ nghèo, chiếm 51,00%; 1.536 hộ cận nghèo, chiếm 16,68%. Thu nhập bình quân đầu người đạt 17,5 triệu đồng/người/năm.

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác dân tộc trên địa bàn huyện còn tồn tại một số hạn chế: Việc triển khai mô hình gắn sản xuất với kết nối thị trường, tạo chuỗi giá trị, gia tăng giá trị còn nhiều khó khăn; sự phối hợp giữa các cơ quan, ban ngành còn nhiều bất cập, chưa được đồng bộ; việc tổng hợp nhu cầu, dự án mất nhiều thời gian; việc huy động, đóng góp của nhân dân còn hạn chế; triển khai thực hiện các dự án đầu tư, các công trình triển khai, giải ngân chậm tiến độ…

Để công tác dân tộc trên địa bàn huyện Nguyên Bình đạt kết quả tốt hơn, trong thời gian tới tập trung thực hiện tốt một số nội dung như:Tăng cường công tác lãnh, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp trên địa bàn huyện đối với công tác dân tộc, khai thác tiềm năng, lợi thế của các địa phương. Đổi mới sáng tạo, đẩy mạnh phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội. Sắp xếp, bố trí ổn định dân cư, xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, kết nối với các vùng phát triển; Tăng cường sự tham gia của người dân, cộng đồng xã hội, đoàn thể, tổ chức trong và ngoài nước trong việc hỗ trợ các nguồn lực về kỹ thuật và tài chính.; Thực hiện tốt công tác truyền thông phù hợp với văn hóa, ngôn ngữ dân tộc để nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của đồng bào các dân tộc thiểu số về định hướng, chủ trương, quan điểm của Đảng và cơ chế, chính sách của Nhà nước về công tác dân tộc; Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách dân tộc, nâng cao nhận thức của các cán bộ, công chức, nhân dân về chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn huyện; Tăng cường công tác tập huấn nâng cao năng lực của cán bộ công chức làm công tác dân tộc để tham gia triển khai thực hiện các chương trình từ huyện đến xã một cách đồng bộ và đảm bảo đúng chính sách; Thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chương trình nhằm kịp thời phát hiện những hạn chế tồn tại, vướng mắc của địa phương để chấn chỉnh và có giải pháp tháo gỡ kịp thời.

Với những giải pháp đồng bộ cùng sự quyết tâm chính trị cao của hệ thống cơ quan làm công tác dân tộc và sự phối hợp chặt chẽ của các cấp, ngành liên quan, công tác dân tộc trên địa bàn huyện Nguyên Bình sẽ được triển khai hiệu quả, đạt mục tiêu và hoàn thành theo đúng kế hoạch đề ra./.

 

ThS. Đàm Thị Toán

Giảng viên Khoa Lý luận cơ sở (Trường Chính trị Hoàng Đình Giong)

 

Tin tức
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Đăng nhập